Món xưa mùa gió chướng

Khi chướng non về, lòng mình nôn nao kì lạ, không biết diễn tả sao cho hết, nó bồi hồi, xao xuyến, bâng khuâng... tới mức vô duyên.
Chuyện thời bé thơ, mỗi năm khi gió chướng về, lòng trẻ thơ ngây dại chỉ có chờ bông điên điển nở vàng bên bờ đìa, bờ rộc. Cái giống cây cũng lạ, qua tết là rụi hết, hạt vùi dưới bùn non, cuối mưa vùng lên xanh ngát, rồi theo chướng về trổ hoa vàng rộn ràng đồng nội.
Mùa gió chướng cũng là mùa cá sặc rộn ràng, hình như gió chướng làm chúng linh hoạt hơn, di chuyển nhiều, xây tổ ấm cũng nhiều (cái này không biết có giống mình không nhỉ? ) . Lúc này một hai nhờ mẹ đi chợ mua cho vài cái lờ, một thứ dụng cụ đặt cá rô cá sặc làm bằng ruột tre có hom ở hai đầu.
T
rẻ con chỉ việc xách lờ ra rẫy, ra đìa, vẹt lục bình mé bờ mà đặt lờ, nếu tìm được một đường nước chảy thì càng hay.
Đặt lờ xong bỏ đó đi hái bông điên điển. Đợi chừng 10 đến 15 phút đền kiểm tra thành quả, giở lờ lên cá sặc quẫy thấy mà ham, cá sặc mái trắng óng ánh, cá sặc trống to khỏe khoe màu sắc đỏ nâu đẹp không thua thứ cá cảnh nào.
Cứ thế hết buổi đem thành quả về nhà, khoe mẹ, nhưng thật ra là nhờ mẹ mần cá thôi. Cá mần xong có thể chiên, kho... nhưng có sẵn điên điển thì phải nấu canh chua. Cá sặc nhiều khi ăn hôi cỏ, nhưng đó là mùi vị đồng quê. Cái hương vị đồng nội theo tôi hết cả cuôc đời, nằm mơ tôi cũng ngưởi thấy. Cá sặc giờ hiếm lắm rồi, còn điên điển bây giờ là giống cạn, nghe nói của Thái gì đó, ăn vô xẩm xì.
Món này giờ có chăng chỉ còn ở Long An, Đồng Tháp... Ôi mùa gió chướng tuổi thơ.

 Chiều buồn lang thang 2011


0 nhận xét:

Đăng nhận xét